Công ty sản xuất TSMC (Đài Loan, Trung Quốc) đã vượt mốc vốn hóa 1 nghìn tỷ USD vào ngày 8/7 sau khi cổ phiếu tăng 4,8%. Tính đến thời điểm này, giá trị cổ phiếu của xưởng đúc chip đã tăng gần 80%. Trước đó, ngân hàng Morgan Stanley dự đoán ước tính doanh số bán hàng cả năm của hãng sẽ tăng.
TSMC sản xuất khoảng 90% chip tiên tiến nhất thế giới và là nhà cung ứng chip hiện đại duy nhất cho Nvidia, Apple cùng các khách hàng khác. Trong báo cáo, các nhà phân tích Morgan Stanley chỉ ra, TSCM đã gửi đi thông điệp cho thấy nguồn cung chip cao cấp sẽ hạn chế trong năm 2025 và khách hàng có thể không được phân bổ đầy đủ nếu không đánh giá cao giá trị của TSMC.
Các nhà phân tích gọi chiến lược này là “tiếp thị bỏ đói”.
Tháng trước, CEO TSMC C.C.Wei úp mở công ty đang cân nhắc tăng giá sản phẩm. Trong khi đó, CEO Nvidia Jensen Huang cho biết nhu cầu với các con chip của Nvidia rất lớn nên phải phân bổ “công bằng”.
TSMC không phải công ty duy nhất hưởng lợi từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nvidia. ASML – nhà cung ứng thiết bị bán dẫn đến từ Hà Lan – cũng ghi nhận vốn hóa tăng sau khi cổ phiếu lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 EUR vào ngày 8/7. Năm nay, cổ phiếu ASML đã tăng 42%.
Vốn hóa của ASML hiện vào khoảng 395 tỷ EUR, là công ty lớn thứ ba châu Âu sau gã khổng lồ dược phẩm Novo Nordisk và tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH.
(Theo Insider)
" alt=""/>Đối tác của Nvidia vượt mốc vốn hóa 1 nghìn tỷ USDNgay lập tức, đơn vị này đã điều tra và xác định các đối tượng chủ yếu giao dịch qua Zalo, facebook hoặc điện thoại di động để mời chào mua bán camera wifi siêu nhỏ, tai nghe siêu nhỏ, thiết bị định vi.
![]() |
Một loại camera nguỵ trang trong chiếc bút. |
Ngày 8/8, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan đã kiểm tra hành chính tại số nhà 10/1/16 ngõ 612 đường La Thành (phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội).
Kết quả, đơn vị này thu giữ được 151 bộ thiết bị các loại như: Đồng hồ có chức năng nghe lén, ghi âm; Sạc dự phòng quay lén; Bút ghi âm, ghi hình; Thiết bị định vị; camera gắn cúc áo; Điện thoại nghe lén…với tổng giá trị hơn 247 triệu đồng.
Theo lời khai của chủ sở hữu các bộ thiết bị, những thiết bị này được nhập từ Lạng Sơn. Sau đó, người này bán các thiết bị cho khách cần mua qua các kênh online như Youtube, Facebook.
Từ ngày 16/6/2020 đến nay, đối tượng đã bán được 98 bộ điện thoại và tai nghe trị giá 122 triệu dồng, 66 bộ camera siêu nhỏ trị giá 75 triệu đồng; 62 bộ định vị siêu nhỏ giá trị 50 triệu đồng…
Cuốn sổ ghi chép các giao dịch của đối tượng cho thấy, khách mua hàng hiện sinh sống ở nhiều tỉnh thành: Quảng Nam, Hà Nội, Khánh Hòa, Bình Dương, Nghệ An, Đà Nẵng…
Theo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, hành vi này có dấu hiệu vi phạm về quy định kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và các vi phạm khác trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngày 7/8, Công an TP. Hải Phòng cũng kiểm tra và phát hiện tại nhà riêng một đối tượng trú tại quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng có 26 bộ tai nghe dây, 7 bộ thẻ tai nghe ATM siêu nhỏ dùng để gian lận thi cử. Tại thời điểm kiểm tra, đối tượng đang cho thuê 1 bộ tai nghe không dây siêu nhỏ dùng để gian lận trong thi cử. Hiện các lực lượng chức năng Công an TP.Hải Phòng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật. |
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không thể dự thi tốt nghiệp THPT là 26.186 (chiếm tỷ lệ 2,91% tổng số thí sinh đăng ký dự thi).
" alt=""/>Bắt giữ lượng lớn thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cửNăm 2008, ông Đỗ Văn Đại được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Luật Dân sự. Năm 2011, ông được giao quyền Trưởng Khoa Luật Dân sự và sau đó, năm 2012, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Dân sự. Sau hai nhiệm kỳ giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Dân sự, năm 2022, GS.TS. Đỗ Văn Đại được giao phụ trách Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam đến nay. Hiện ông được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng nhà trường. Điều đặc biệt hiện GS Đỗ Văn Đại là người có học hàm giáo sư duy nhất ở Trường ĐH Luật TP.HCM.
TS Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết, nhà trường có 299 giảng viên, trong đó, chỉ có 1 giáo sư, 17 phó giáo sư, 73 tiến sĩ và 208 thạc sĩ.
Hiện nhà trường có chính sách chăm sóc đội ngũ, thu hút giảng viên từ bên ngoài và khuyến khích giảng viên trong trường học nâng cao trình độ. Đối với giảng viên làm nghiên cứu sinh đúng thời hạn, trường hỗ trợ 100% học phí; làm nghiên cứu sinh quá hạn 1 năm, trường hỗ trợ 80% học phí.
Ngoài ra, trường sẽ thưởng tiền khi giảng viên hoàn thành nghiên cứu và được cấp bằng tiến sĩ. Nhà trường cũng hỗ trợ khoản khi phí với mức thấp nhất là 200-250 triệu đồng đối với phó giáo sư, giáo sư...
Cũng trong sáng nay, Trường ĐH Luật TP.HCM công bố PGS.TS. Trần Việt Dũng làm phó hiệu trưởng. Ông Dũng sinh năm 1977, tốt nghiệp cử nhân Luật (chuyên ngành Luật Quốc tế) Trường ĐH Luật TP.HCM năm 2000; thạc sĩ Luật Trường ĐH Luật và Kinh doanh quốc tế (Transnational Law and Business University – TLBU, Hàn Quốc) năm 2003; tiến sĩ Luật của ĐH Quốc gia Singapore (National University of Singapore, Singapore) năm 2008.
Ông được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư trong đợt xét năm 2016. Ông Trần Việt Dũng bắt đầu công tác tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 tại Khoa Luật Quốc tế. Năm 2012, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế.
Năm 2014, ông được giao Quyền Trưởng Khoa Luật Quốc tế và được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Quốc tế trong cùng năm. Năm 2019, PGS.TS. Trần Việt Dũng được bổ nhiệm lại giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Quốc tế đến thời điểm hiện tại được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng.